Praha – nơi các dân tộc thiểu số chung sống

Từ phải: Ông Phạm Công Tú – Chủ tịch Hội Người Czech gốc Việt và ông Phạm Hữu Uyển – Đại diện cộng đồng Việt Nam trong Hội đồng dân tộc thiểu số ở Czech trực thuộc chính phủ

Bài phát biểu của ông Phạm Công Tú trong LIÊN HOAN QUỐC TẾ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ LẦN THỨ 13 “Praha – nơi các dân tộc thiểu số chung sống”, tổ chức ngày 26.11.2013 tại Điện Clam-Gallasův, Husova 20, Praha 1, Mramorový sál / 2. patro.

 

Kính thư ngài Vaclav Novotny, Phó Thị trưởng Thủ đô Praha,

Kính thưa các quí bà và các quí ông,

Kính thưa các vị khách quí và các bạn,

Tôi rất vui mừng vì lần đầu tiên đại diện của dân tộc thiểu số Việt Nam được tạo điều kiện để phát biểu trước hội nghị này. Cho đến nay, nhiều người đã nói về chúng tôi, mặc dù không phải là đại diện của chúng tôi.

Cho phép tôi tự giới thiệu về bản thân. Tôi tên là Phạm Công Tú, sống tại Cộng hòa Czech từ năm 1974, tôi đã học tại Đại học Kỹ thuật (CVUT) Prague và tốt nghiệp vào năm 1980. Tôi đã từng làm việc tại công ty nhà nước ZPA Jinonice Praha từ năm 1980 đến 1983 và tại TESLA k.p. Roznov p.R. từ năm 1983 đến năm 1990. Từ năm 1990 tôi mở doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực điện tử và công nghệ viễn thông. Tôi là một trong số những người Việt Nam sống lâu năm nhất ở đây. Suốt 3 năm qua, tôi đã bắt đầu và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng thiểu số Việt Nam ở đất nước này.

Về Hội công dân Czech gốc Việt Nam ( ACVN )

Tôi xin nói đôi lời về Hội của chúng tôi – Hội người Czech gốc Việt Nam. Hội được thành lập tháng 05/2010 và tôi được bầu làm Chủ tịch Hội.

Mục đích của hiệp hội của chúng tôi là quy tụ các công dân Czech gốc Việt Nam, những người nhận là người thuộc dân tộc Việt Nam để thực thi các quyền của người thiểu số theo Luật pháp của CH Czech, chủ yếu là:

– Bảo vệ, phát triển, trình diễn văn hóa và truyền thống của dân tộc thiểu số, nhận và phát triển mở rộng các thông tin giữa các thành viên cộng đồng, dạy tiếng Việt và giáo dục đa văn hóa cho các hội viên.

Mục đích của Hội chúng tôi được thực hiện cụ thể như sau:

– Tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa và bảo tồn truyền thống của dân tộc thiểu số ,

– Tổ chức các cuộc họp của các thành viên hội,

– Đảm bảo cung cấp các văn hóa phẩm Việt Nam cho các thành viên của hội,

– Cung cấp và phổ biến thông tin bằng tiếng Việt, thành lập các trung tâm văn hóa và câu lạc bộ,

– Trình diễn về dân tộc thiểu số,

– Đại diện cho dân tộc thiểu số trước khi các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác và các dân tộc thiểu số khác,

– Đảm bảo liên hệ với Việt Nam,

– Đảm bảo liên lạc với những người Việt Nam sống trên lãnh thổ CH Czech và các nước thành viên EU,

– Tích cực tham gia việc hội nhập của dân tộc thiểu số vào xã hội Czech,

– Thực hiện các bước cần thiết cho sự hình thành của dân tộc thiểu số Việt Nam,

– Các hoạt động khác có thể góp phần vào việc tổ chức và thực hiện các quyền của dân tộc thiểu số.

Cho đến nay chúng tôi đã có một số thành công trong các hoạt động này. Cùng với Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Czech chúng tôi đã cùng giúp đỡ các nạn nhân của lũ lụt ở Praha vào năm 2013, lũ lụt ở miền bắc Czech năm 2012, lũ lụt ở Valasské Mezirici năm 2010, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, hỗ trợ của các sự kiện văn hóa cho dân tộc thiểu số Việt Nam ở Praha vv… Chúng tôi rất vui mừng vì luôn luôn có được sự hợp tác với các Hội khác như Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Czech, Club Hà Nội, Hội Phụ nữ Việt Nam tại Czech, Hội sinh viên Việt Nam tại CH Czech vv…

Về cộng đồng thiểu số Việt Nam tại Czech

Tôi xin có vài lời về cộng đồng thiểu số Việt Nam tại Cộng hòa Czech. Cộng đồng của chúng tôi tồn ở Cộng hòa Czech đã hơn nửa thế kỷ. Các công dân Việt Nam đầu tiên – nguyên là các sinh viên ở lại tại Tiệp Khắc cũ trong những năm năm mươi của thế kỷ XX. Đến năm 1990, sự gia tăng của cộng đồng thiểu số chúng tôi rất chậm. Sau Cách mạng nhung thì tăng mạnh lên do sự sụp đổ của Liên Xô cũ, cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam và việc hạn chế (người xuất ngoại) từ phía nhà nước Việt Nam giảm đi. Chúng tôi đã trở thành cộng đồng thiểu số trẻ nhất tại Cộng hòa Czech và đó là một thực tế.

Chúng tôi là dân của một đất nước tươi đẹp, với núi cao, rừng rậm nhiệt đới, bờ biển dài đẹp với hàng ngàn hòn đảo và những đồng bằng màu mỡ ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Mekong. Đất nước của chúng tôi là một dải hẹp dài từ Bắc xuống Nam, do đó, có hệ thực vật – động vật đa dạng, là thiên đường cho con người sinh sống. Ngay cả trong giấc mơ chúng tôi cũng không nghĩ rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ sống trên một đất nước cách xa quê hương mình hơn 10.000 km, với thời tiết có mùa đông dài và khắc nghiệt. Các cuộc chiến tranh lâu dài và tàn khốc cùng với khủng hoảng kinh tế tiếp theo đã phát tán nhiều triệu người Việt Nam đến các khu vực khác nhau trên thế giới. CH Czech đã trở thành một trong những quê hương mới của chúng tôi. Người Czech có câu „ở đâu cũng tốt nhưng ở nhà mình là tốt nhất“, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Khi có chiến tranh hoặc khủng hoảng mọi mặt ở nơi quê hương, người ta phải tìm nơi khác trú thân, mặc dù việc này là rất đau đớn. Đó là trường hợp của chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng rất may mắn khi tìm thấy quê hương thứ hai cho mình ở Cộng hòa Czech.

Tiệp Khắc cũ là một trong những nước phát triển tiên tiến nhất của phe xã hội chủ nghĩa trước đây. Đất nước này có nền công nghiệp tương đối tiên tiến, có hệ thống giáo dục tốt và nền tảng khoa học – công nghệ vững chắc, đã cho chúng tôi cơ hội được tiếp thu một nền giáo dục tốt để trở thành các kỹ sư giỏi, bác sĩ tốt, kỹ thuật viên và công nhân có trình độ tay nghề cao… Nền văn hóa cao và phong phú của đất nước này đã làm cho chúng tôi ngưỡng mộ. Chúng tôi vui mừng vì chúng tôi đang được sống trên đất nước của Jan Amos Komensky, Karel Capek, Karel Hynek Macha, Bedrich Smetana, Antonin Dvorak, Josef Seifert … và tự hào về đất nước này. Cá nhân tôi luôn luôn cảm động sau mỗi lần hạ cánh xuống Praha, khi trên khoang máy bay CSA vang lên bản giao hưởng Vltava của Bedrich Smetana, nhà soạn nhạc nổi tiếng của Czech.

Mặc dù có những thuận lợi, chúng tôi cũng đã và đang gặp những vấn đề trên quê hương mới. Không giống như các cộng đồng khác, chúng tôi – người Việt Nam đến từ một lục địa khác, với nền văn hóa khác, với những truyền thống khác và ngôn ngữ khác. Tiếng Czech rất khó đối với nhiều người trong chúng tôi. Thêm vào đó, chúng tôi là nạn nhân của các cuộc phiêu lưu của các siêu cường trong nhiều thế kỷ. Tất cả những việc này đã để lại cho chúng tôi những vết sẹo sâu và những nếp nhăn… Ở một mức độ nhất định chúng tôi đã từ lâu bị xem như là người ít cởi mở hơn các cộng đồng thiểu số khác tại Czech. Chúng tôi và người Czech sống bên cạnh nhau trong một thời gian dài, nhưng ít hiểu nhau. Một số rào cản và sự hiểu lầm của cả hai bên vẫn còn. Những rào cản này cần phải từng bước khắc phục.

Chúng tôi là con em của một dân tộc với lịch sử lâu dài và với nền văn hóa đẹp, với ngôn ngữ phong phú và độ bền bỉ vô hạn, nhờ đó chúng tôi mới có thể sống sót qua nhiều cuộc đô hộ hà khắc và chiến tranh tàn khốc suốt hơn hai ngàn năm qua. Điều kỳ diệu là dù người Trung Quốc đã đô hộ Việt Nam hơn một ngàn năm liên tục, chúng tôi vẫn giữ được ngôn ngữ và văn hóa của riêng mình.

Trong cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Czech có các tầng lớp khác nhau. Nhiều cá nhân với học vấn cao và có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp đang hoạt động rất thành công trong ngành công nghiệp và thương mại. Tôi có thể trích dẫn một vài thí dụ: Công ty KITE – công ty cung cấp giải pháp phần mềm gốc cho các công ty trong ngành hàng không và ngành tài chính. Khách hàng của họ bao gồm các công ty lớn như Czech Airlines, HOLIDAYS Czech Airlines, ŠkoFIN, Raiffeisenbank… hay Công ty Sportissimo – chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất các hàng thể thao tại CH Czech và Slovakia; Công ty Pama – nhà cung cấp các giải pháp và công nghệ cho hơn 70% các mạng truyền hình cáp (CATV) và trên 30% của các mạng viễn thông tại CH Czech và Slovakia…. Ngoài ra chúng tôi cũng có rất nhiều các công ty nhỏ, làm ăn đứng đắn, nhiều nhà kinh doanh – các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ nhưng trung thực và nộp thuế đều cho nhà nước Czech. Suốt giai đoạn khủng hoảng, chúng tôi sẵn sàng làm việc với cường độ cao hơn, chứ quyết không chịu xin trợ cấp xã hội…

Con em chúng tôi tham gia xã hội và cuộc sống ở CH Czech tự nhiên hơn so với thế hệ cha chú. Thế hệ này hội nhập vào xã hội dễ dàng hơn. Trong trường học kết quả của họ rất tốt. Chúng tôi tin rằng thế hệ này có thể làm nhiều hơn trong các ngành công nghiệp, thương mại, y tế và văn hóa vv… Chúng tôi tin rằng tính chăm làm và sự bền bỉ của người Việt Nam sẽ giúp nâng cao hiệu suất của động cơ kinh tế Czech. CH Czech nên sử dụng thế hệ này. Sẽ rất phí và đáng tiếc nếu thế hệ này sẽ phải ra đi tiếp để tìm quê hương mới ở miền đất khác, thí dụ như ở Mỹ hoặc Tây Âu, nơi sự chung sống hài hòa giữa các dân tộc đã có truyền thống dài lâu.

Một số vấn đề của cộng đồng thiểu số Việt Nam các giải pháp

Chúng tôi nhận thấy rằng một số người trong chúng tôi đã quên dạy con em tiếng Việt và chúng tôi đang khắc phục sai sót này. Mong muốn của chúng tôi là không phải chỉ là bảo tồn tiếng Việt cho con em, mà chúng tôi muốn hội nhập vào xã hội của CH Czech với việc góp phần làm giàu cho văn hóa Czech. Chúng tôi tin vào quyết tâm của mình và sẽ giúp đỡ các thành viên của Hội thực hiện mục tiêu này.

Những người Việt lớn tuổi cũng từ từ và từng bước hội nhập vào xã hội của đất nước Czech. Các chợ và các quầy hàng sẽ phải cách tân. Tôi rất mừng khi được biết kế hoạch của Ban lãnh đạo công ty SAPA xây dựng một trung tâm văn hóa, du lịch và thương mại hiện đại trên nền đất của chợ. Một trung tâm như vậy sẽ không chỉ cải thiện bộ mặt thành phố, mà còn tạo ra môi trường kinh doanh và du lịch tốt. Chúng tôi hy vọng kế hoạch này sẽ được sự ủng hộ từ Ủy ban Praha cũng như đông đảo quần chúng.

Gần đây, một loạt công nhân Việt Nam mới đến với Cộng hòa Czech thông qua các công ty môi giới không lành mạnh của Czech và Việt Nam. Sáng nay ông PhDr. Stanislav Broucek CSc (Đốc tờ Triết học /Phó Tiến sỹ) – Viện Dân tộc học đã nói rất cụ thể về việc này. Với số lượng ngày càng tăng của những người nhập cư mới sẽ phát sinh các vấn đề như buôn lậu ma túy và trồng cần sa vv… Hội của chúng tôi cùng với các hội khác luôn luôn hỗ trợ cuộc đấu tranh của cộng đồng chống lại tội phạm này.

Về hợp tác kinh tế giữa Cộng hòa Czech và Việt Nam

Đây cũng là lúc để chúng ta tham khảo về sự phát triển của hợp tác kinh tế giữa CH Czech và Việt Nam. Chúng ta có thể xem thêm cán cân thương mại giữa hai nước trong mười năm qua:

Thương mại giữa CH Czech và Việt Nam trong năm 2012 đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 430 triệu USD. Nhập khẩu vào nước này từ cuối năm ngoái giảm 6,5% trong khi xuất khẩu của Czech tăng ấn tượng là 76,1%. Lượng hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam với giá trị là 80 triệu USD. Trong kim ngạch xuất khẩu kỷ lục, giảm cán cân thương mại bội chi 18%, xuống còn 270 triệu USD. Sau năm xuất khẩu kỷ lục hàng hóa Czech vào Việt Nam năm 2012, xu hướng xuất khẩu đạt kết quả vững chắc ngay cả trong năm 2013. Trong bảy tháng đầu năm nay lượng xuất khẩu của Czech 43,8 triệu USD và nhập khẩu 199,4 triệu USD, giảm xuống 155,6 triệu USD. Sự tăng trưởng xuất khẩu của CH Czech chủ yếu dựa vào các chuyên gia gốc Việt Nam và các doanh nghiệp của họ.

Chúng tôi tin rằng nếu các công ty Czech biết sử dụng các nhân viên Việt Nam, xuất khẩu từ CH Czech sẽ phát triển và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân của Cộng hòa Czech và Việt Nam.

Lời kết

Một lần nữa tôi xin bày tỏ niềm vui của cộng đồng thiểu số gốc Việt Nam đối với việc chúng tôi đã trở thành thành viên mới của cộng đồng các dân thiểu số Czech. Chúng tôi tin rằng cộng đồng chúng tôi sẽ mang lại các giá trị mới, làm giàu thêm cho văn hóa Czech và sẽ đóng góp cho việc chung sống hài hòa giữa các dân tộc ở CH Czech cũng như sự phát triển thành công của nền kinh tế Czech.

Cảm ơn các quí vị và các bạn đã quan tâm.

Phạm Công Tú

 

Chủ tịch Hội người Czech gốc Việt Nam

 



Vážený pane ing. Václave Novotný, náměstek primátora Hl. města Prahy,

 

Vážené dámy, vážení pánové,

 

Vážení hosté a přátelé,

Jsem rád, že poprvé zástupce Vietnamské menšiny dostal prostor na takové konferenci. Dosud hovořili jiní lidé o nás, ale bez nás.

Dovolte, abych se představil. jmenuji se Cong Tu Pham, žiji v ČR od roku 1974, studoval jsem na ČVUT Praha, kde jsem promoval v roce 1980. Pracoval jsem v ZPA n.p. Jinonice Praha od 1980 do 1983 a v TESLA k.p. Rožnov p.R. od r. 1983 do 1990. Od roku 1990 soukromě podnikám v oblastech elektroniky a telekomunikačních technologií. Patřím k nejstarším občanům Vietnamského původu v této zemi. V posledních 3 letech jsem se začal aktivně podílet na činnostech Vietnamské menšiny v ČR.

O Asociaci občanů Vietnamského původu (ACVN)

Rád bych pár slov o naší Asociaci občanů Vietnamského původu, která byla založena v 05.2010 a jsem byl zvolen její předsedou.

Cílem naší asociace je sdružovat občany České republiky Vietnamského původu, kteří se hlásí k vietnamské národnosti za účelem společné realizace svých práv národnostní menšiny vyplývajících z právního řádu České republiky, a to zejména:

– uchováním, rozvojem, prezentací a uctívání kultury a tradice národnostní menšiny, – přijímáním a rozšiřováním informací ve vietnamštině mezi členy, – vzděláváním ve vietnamštině a multikulturní výchovou pro členy.

Cílem naší asociace je uskutečňován především:

– vytvářením podmínek pro rozvoj kultury a uchováním tradice národnostní menšiny,

– organizováním setkávání členů sdružení,

– zajišťováním vietnamské literatury pro své členy,

– zajišťováním a rozšiřováním  informací ve vietnamštině, zřizováním kluboven a kulturních center,

– prezentací národnostní menšiny,

– zastupováním národnostní menšiny před úřady, jinými organizacemi a menšími národnostmi,

– zabezpečováním kontaktů s Vietnamem,

– zabezpečováním kontaktů s Vietnamci, kteří žijí na území České republiky a v členských státech EU,

– aktivním přispěním na integraci národnostní menšiny do české společnosti,

– učinit potřebné kroky pro vznik vietnamské menšinové národnosti,

– dalšími činnostmi, které mohou přispět k zajištění a realizaci práv národnostní menšiny.

Dosud se nám daří v těchto činnostech. Spolu se Svazem Vietnamců v ČR jsme podíleli na pomoci obětem záplavy Prahy v roce 2013, záplavy v Severních Čechách v roce 2012, ve Valašském Meziříčí v roce 2010, pomoci obětem Orange Agent ve Vietnamu, podporu mnoha kulturních akcí pro Vietnamskou menšinu v Praze atd. Jsme rádi, že námi spolupracují další sdružení jako Svaz Vietnamců v ČR, Klub Hanoi, Svaz Vietnamských žen, Asociace Vietnamských studentů atd. .

O Vietnamské menšině v ČR

Rád bych pár slov o Vietnamské menšině v ČR. Naše menšina existuje v Česku již přes půl století. První Vietnamští občané – bývalí studenti zůstali trvale v ČSR v padesátých letech dvacátého století. Do roku 1990 růst naší menšiny byl velmi pomalý. Po sametové revoluci však došlo k prudkému růstu, vzhledem k pádu bývalého SSSR, ekonomické krizi ve Vietnamu a také ke zmírnění restrikce Vietnamských úřadů. Jsme tedy nejmladší menšina v ČR a to je realita.

Jsme lidé ze země, která je překrásná s vysokými horami, hustými tropickými lesy, krásným mořem s tisíci ostrovy a s úrodnými nížinami v deltách Rudé řeky a Mekongu. Naše země je úzký a dlouhý pruh země z severu na jih, proto má rozmanitou floru a faunu a může být rájem pro lidi. Ani ve snu se nám nezdálo, že jednoho dne budeme žít v zemi cca 10.000 km od nás, s dlouhou a tuhou zimou. Dlouhé a velmi kruté války a následné hospodářské krize nás – několik miliónů Vietnamců rozprášily do různých koutů světa. Česká republika se stala jedním z našich nových domovů. Říká se „všude dobře, doma nejlíp“, ale to neplatí vždycky. Když je válka nebo neúnosná krize doma, člověk musí najít útulek jinde, i když to bolí. To je náš případ, ale jsme rádi, že v ČR jsme našli výborný druhý domov.

Bývalé Československo bylo jednou z nejvyspělejších zemí táboru bývalých socialistických států. Země s poměrně vyspělým průmyslem, s dobrým systémem vzdělání a s rozvinutou vědecko-technikou základnou nám dala velmi solidní vzdělání. Díky ČR jsme se stali dobrými inženýry, doktory, techniky i zručnými kvalifikovanými dělníky. I vysoká úroveň kultury ČR s bohatou tradicí mnohé z nás zaujala. Jsme rádi, že žijeme v zemi Jana Ámose Komenského, Karla Čapka, Karla Hynka Máchy, Bedřicha Smetany, Antonína Dvořáka, Josefa Seiferta … a jsme na to hrdí. Osobně jsem dojat po každém přistání v Praze, když slyším na palubě ČSA znění symfonie Vltavy Bedřicha Smetany.

Přes tyto výhody jsme měli a máme i problémy v nové zemi. Na rozdíl od jiných komunit my, Vietnamci pocházíme z jiného kontinentu s jinou kulturou, s jinými tradicemi a s odlišným jazykem. Český jazyk je pro mnoho z nás příliš náročný. Navíc jsme byli i obětí politiky mocností již staletí. To všechno zanechalo na nás hluboké jizvy a vrásky…  Do určité míry jsme byli dlouho vnímáni jako uzavření lidé, než jiné menšiny v ČR. Žijeme s Čechy vedle sebe dlouho, ale se málo známe. Určité bariéry a nepochopení z obou stran zůstávají dodnes. Tyto bariéry musíme postupně překonat.

Jsme vědomi však, že jsme synové a dcery národa s dlouhou historií, s vyspělou kulturou, s bohatým jazykem a s obrovskou houževnatostí, díky kterému jsme dokázali přežít mnoho okupací a krutých válek za posledních dvou tisíc let. Je úžasné, že Číňané okupovali Vietnam přes tisíc let, přesto jsme dokázali zachovat svůj jazyk a svou kulturu.

V naší komunitě v ČR jsou různé vrstvy obyvatel. Vzdělaní a zdatní jedinci se zkušenostmi v průmyslu podnikají velmi úspěšně v průmyslu a obchodu. Mohu uvést pár příkladů: firma KITE, :která poskytuje původní softwarová řešení pro leteckou dopravu a finanční sektor a mezi její zákazníky patří i významné české společnosti jako např. ČSA, HOLIDAYS Czech Airlines, ŠkoFIN, Raiffeisen – Leasing; firma SPORTISSIMO – největší obchodní řetězec se sportovními zbožími v ČR i na Slovensku; firma PAMA – dodavatel systémového řešení a technologií pro přes 70% sítí CATV a přes 30% telekomunikačních sítí v ČR a Slovensko… . Dále máme spoustu poctivých firem, menších obchodníků a živnostníků, které poctivě podnikají a platí daně. Když je krize, raději více pracujeme místo toho, abychom žádali o sociální pomoci.

Naše děti – vstoupily do života v ČR přirozeněji, než naše generace. Tato generace se lehčeji integruje do české společnosti. Ve školách se jim velmi daří. Věříme, dokážou ještě více v průmyslu, obchodu, v lékařství i v kultuře atd. Věříme, že píle a houževnatost Vietnamců pomůže zvýšit výkonnost českého ekonomického motoru. ČR by měla je využít. Bude škoda, jestli budou muset najít nový domov jinde, např. v USA nebo v Západní Evropě, kde soužití národů již má dlouhou tradici.

O problémech Vietnamské menšiny a řešení

Zjistili jsme, že někteří z nás zapomněli učit děti vietnamsky a pracujeme na nápravu. Naším přáním je nejen zachovat vietnamský jazyk pro naše děti a chceme se integrovat do společnosti ČR s tím, že přispíváme k obohacení kultury ČR o naši kulturu. Věříme, že s naším odhodláním i s vaší pomoci dokážeme tento záměr realizovat.

Starší Vietnamci se pomalu a postupně integrují do společnosti ČR. Jejich staré tržiště se stánky se mají změnit. Jsem rád, když jsem dozvěděl o záměru vedení společnosti SAPA vybudovat moderní kulturně-obchodní centrum na místě dnešní tržnice. Takový centrum nejen zlepší vzhled města, ale bude generovat dobrý business a turistiku. Věříme, tento záměr dostane podporu od Magistrátu, od místní správy i obyvatel.

V poslední době přibývají noví dělníci, kteří se dostali do ČR přes nepoctivé České i Vietnamské zprostředkovatelské agentury. O tom již hovořil pan PhDr. Stanislav Brouček, CSc., Etnologický ústav AV ČR. S přibývajícím množstvím nových přistěhovalců přibydou i problémy s pašováním drog a pěstováním marihuany atd. Naše Asociace spolu s dalšími sdruženími podporujeme boj proti tomuto zločinu.

O ekonomické spolupráci mezi ČR a Vietnamem

Je na místě, abychom zamysleli nad rozvojem ekonomické spolupráce mezi ČR a Vietnamem. Můžeme se podívat na obchodní bilance mezi ČR a Vietnamem za posledních deset let:

Vzájemná obchodní výměna mezi ČR a Vietnamem dosáhla v roce 2012 své historicky nejvyšší úrovně 430 mil. USD. Zatímco dovoz do naší země poklesl v loňském roce o 6,5 %, český export  meziročně vzrostl o úctyhodných 76,1% a zaznamenal tak historicky největší objem vývozu do Vietnamu s částkou 80 mil. USD. V souvislosti s rekordním exportem pokleslo záporné saldo obchodní výměny o 18 % na 270 mil. USD. Po rekordním vývozu českého zboží do Vietnamu v r. 2012 pokračuje trend solidních exportních výsledků i v roce 2013. Za prvních sedm měsíců tohoto roku dosáhl český vývoz objemu 43,8 mil. USD a dovoz 199,4 mil. USD, deficit činil 155,6 mil. USD. Velkou zásluhou růstu exportu ČR do Vietnamu mají Vietnamští odborníci a jejich firmy.

Domníváme se, že pokud české firmy zaměstnají více odborníků Vietnamského původu, export z ČR určitě ještě rostou a tvoří více pracovních míst pro obyvatele ČR i Vietnamu.

Závěr

Ještě jednou vyjadřuji radost komunity občanů Vietnamského původu nad tím, že jsme se stali novým členem souboru zdejších národů. Jsme přesvědčeni, že přineseme ČR nové hodnoty, obohatíme kulturu ČR a dokážeme přispět k harmonickému soužití národů v ČR i k úspěšnému rozvoji ekonomiky ČR.

Děkuji Vám za pozornost.

Ing. Cong Tu Pham

Předseda ACVN

Napsat komentář

Vaše e-mailová adresa nebude zveřejněna. Vyžadované informace jsou označeny *