Điều lệ

ĐIỀ̀U LỆ

CỦA HỘI CÔNG DÂN

(tiếp theo gọi tắt là “Hội”)

ĐIỀ̀U I

TÊN GỌI VÀ TRỤ SỞ CỦA HỘI

Tên gọi của Hội:   Hội người Czech gốc Việt Nam, tên viết tắt là ACVN

Tên tiếng Czech : Asociace Českých občanů Vietnamského původu, tên viết tắt là ACVN

Tên tiếng Anh : Association of Vietnamese with Czech citizenship, tên viết tắt là ACVN

Trụ sở của Hội :   Libušská 319, Praha 4 – 142 00, CH Czech.

Đây là tổ chức hợp pháp, phi chính phủ, phi lợi nhuận, được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các hội viên.

ĐIỀ̀U II.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

(1)  Hội là tổ chức tự nguyện, độc lập, tập hợp các công dân CH Czech nhận xuất xứ là người Việt Nam và có nguyện vọng trở thành thành viên trong Cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam tại CH Czech, cùng với các thành viên khác.

(2)  Hội mang tư cách pháp nhân, được thành lập theo luật 83/1990 của Bộ luật ban hành về hội công dân và các phụ lục liên quan hiện hành.

ĐIỀ̀U III.

MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

( 1 ) Mục tiêu hoạt động của Hội là tập hợp các công dân Czech gốc Việt Nam, tự nhận xuất xứ là người Việt Nam, cùng phát huy quyền lợi chung của cả Cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam tại CH Czech (tiếp theo gọi tắt là “Cộng đồng”), theo qui định của pháp luật CH Czech, đặc biệt là:

a)      bảo tồn, phát triển, tuyên truyền và tôn vinh nền văn hóa và truyền thống của Cộng đồng,

b)      tiếp nhận các nguồn thông tin tiếng Việt và phát hành rộng rãi cho cả Cộng đồng,

c)      trau dồi kiến thức bằng tiếng Việt và giáo dục văn hóa đa dân tộc cho Hội viên,

( 2 ) Nhiệm vụ trước mắt của Hội :

a)      tạo tiền đề cho việc phát triển văn hóa và gìn giữ truyền thống của Cộng đồng,

b)      môi giới và tổ chức các buổi học, các lớp bổ túc văn hóa,

c)      tổ chức gặp gỡ các hội viên,

d)     cung cấp văn hóa phẩm Việt Nam cho hội viên,

e)      cung cấp và phổ biến các thông tin tiếng Việt,

f)       thành lập các câu lạc bộ và trung tâm văn hóa,

g)      tổ chức tư vấn cho hội viên, nhằm đảm bảo quyền lợi của họ

h)      tổ chức tuyên truyền về Cộng đồng,

i)        đại diện cho Cộng đồng trước các cơ quan và tổ chức và cộng đồng khác của Cộng Hòa Czech,

j)        xúc tiến quan hệ với nhà nước và các tổ chức của Việt Nam,

k)      xúc tiến quan hệ với người Việt và các tổ chức của người Việt sinh sống tại CH Czech và các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU),

l)        các hoạt động khác góp phần củng cố và phát huy quyền lợi của Cộng đồng,

m)    tiên phong trong vai trò thúc đẩy quá trình hòa nhập với Cộng đồng người Czech,

n)      xúc tiến việc thành lập Dân tộc thiểu số Việt nam tại CH Czech.

ĐIỀ̀U IV.

HỘI VIÊN

( 1 ) Những cá nhân mang quốc tịch CH Czech, tự nhận xuất xứ là người Việt Nam tán thành Điều lệ và mục đích của Hội đều có thể trở thành Hội viên.

( 2 ) Trẻ em dưới 15 tuổi là con của người Czech gốc Việt được sự cam kết của cha mẹ có thể được kết nạp thành  Hội viên dự bị.

( 3 ) Các công dân các nước trên thế giới gốc Việt, các công dân CH Czech không gốc Việt hoặc các pháp nhân đã có đóng góp tích cực cho sự phát triển Cộng đồng người Việt Nam trên lãnh thổ CH Czech có thể được kết nạp thành Hội viên danh dự.

( 4 ) Căn cứ vào đơn đăng ký gia nhập hội của cá nhân Ban chấp hành sẽ ra quyết định kết nạp Hội viên. Hội viên được công nhận từ ngày kết nạp.

( 5 ) Giấy chứng nhận Hội viên do Ban chấp hành cấp, có kèm dấu và chữ ký của người đại diện.

( 6 ) Hội viên chấm dứt việc tham gia Hội khi:

( a ) hội viên làm đơn xin ra khỏi Hội gửi đến Ban chấp hành Hội;

( b ) hội viên bị tử vong;

( c ) pháp nhân hội viên bị giải thể hay chấm dứt hoạt động;

( d ) bị Đại hội khai trừ vì vi phạm nghiêm trọng Điều lệ hay nghị quyết của Đại    hội;

( e ) Hội giải thể.

ĐIỀ̀U V.

QUYỀ̀N LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI VIÊN

( 1 ) Hội viên có các quyền lợi sau:

( a ) tham gia vào hoạt động của Hội;

( b ) tham dự tất cả các hoạt động do Hội tổ chức;

( c ) tham gia ứng cử, đề cử hay bầu cử vào các tổ chức của Hội, khi đã qua tuổi 18;

( d ) góp ý kiến kiến nghị, phê bình trước Hội và yêu cầu được giải thích;

( 2 ) Hội viên có trách nhiệm nộp Hội phí, cách thức và mức phí do Đại hội ấn định.

( 3 ) Hội viên dự bị và hội viên danh dự có tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ như Hội viên trừ

quyền bầu cử và ứng cử.

ĐIỀ̀U VI.

CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI

Tổ chức Hội bao gồm:

– Đại hội,

– Ban chấp hành Hội và Đoàn chủ tịch,

– Ban kiểm tra,

– Ban tư vấn,

– Đại diện chi Hội các tỉnh.

ĐIỀ̀U VII.

ĐẠI HỘI

( 1 ) Đại hội là cơ quan chức năng cao nhất của Hội.

( 2 ) Khi Hội đã có trên 100 hội viên, các Chi hội tỉnh sẽ cử đại biểu đến dự Đại hội. Đại biểu được bầu ra từ Chi hội tỉnh, theo nguyên tắc Đại hội thông qua. Cho đến Đại hội lần thứ nhất, Ban chấp hành lâm thời sẽ ấn định số đại biểu của các tỉnh tham gia Đại hội.

( 3 ) Căn cứ vào tình hình thực tế, Ban chấp hành sẽ triệu tập Đại hội, ít nhất bốn (4) năm một lần. Ban chấp hành có trách nhiệm triệu tập Đại hội bất thường, khi có trên một phần ba số Hội viên yêu cầu. Đại hội được triệu tập khi Ban chấp hành gửi giấy mời đến toàn thể các Hội viên, hay đến các Chủ tịch chi hội hoặc công bố giấy mời trên địa chỉ Internet cố định. Việc triệu tập phải được tiến hành ít nhất mười ngày trước khi Đại hội diễn ra.

( 4 ) Đại hội:

( a ) quyết định thay đổi Điều lệ;

( b ) thông qua phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, tình hình hoạt động và thu chi do Ban chấp hành báo cáo, phê duyệt ngân sách Hội cũng như tổng kết tài chính hàng năm;

( c ) bầu ra các thành viên Ban chấp hành và Ban kiểm tra với nhiệm kỳ bốn (4) năm;

( d ) quyết định cách thức và mức đóng hội phí, hoặc bãi miễn trách nhiệm nộp hội phí;

( e ) quyết định khai trừ Hội viên;

( f ) quyết định giải thể Hội;

( g ) thông qua kết luận thanh tra và các hoạt động của Ban kiểm tra;

( h ) quyết định những vấn đề khác do Ban chấp hành, Hội đồng tư vấn hay Ban kiểm tra đưa ra;

( 5 ) Đại hội có thể ra nghị quyết, khi có hơn một nửa số hội viên hoặc đại biểu từ các Chi hội tham gia.

( 6 ) Quyền biểu quyết của các hội viên là bình đẳng. Hội viên phải tự mình biểu quyết, không thể ủy thác cho người khác thay thế. Hội viên pháp nhân biểu quyết thông qua người đại diện được ủy quyền. Đại diện pháp nhân phải trình trước giấy ủy quyền nói trên.

( 7 ) Việc thay đổi điều lệ, hay giải thể Hội phải được Đại hội thông qua với trên ba phần tư số phiếu của người tham dự. Các việc khác chỉ cần hơn một nửa số người có mặt nhất trí là đủ.

( 8 ) Tất cả hội viên đều có quyền tham dự Đại hội. Diễn biến Đại hội được ghi thành biên bản và Ban chấp hành có trách nhiệm gửi biên bản đến toàn thể hội viên đồng thời niêm yết trên trang Web của Hội trong vòng 15 ngày sau khi Đại hội kết thúc. Biên bản phải được nêm yết ít nhất hai (2) năm sau Đại hội. Niêm yết biên bản Đại hội trên địa chỉ Internet cố định được coi là hình thức công bố phù hợp và đầy đủ.

( 9 ) Trong vòng 6 tháng, nếu tới 3 lần Đại hội được triệu tập mà không thể ra nghị quyết, Ban chấp hành có quyền quyết định những vấn đề của Hội.

ĐIỀ̀U VIII.

BAN CHẤP HÀNH

(1)   Ban chấp hành là cơ quan đại diện thường trực, trực tiếp điều hành Hội, chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đại hội.

(2)   Ban chấp hành được Đại hội bầu ra. Đại hội quyết định số thành viên Ban chấp hành. Ban chấp hành bầu Đoàn chủ tịch gồm Chủ tịch và các Phó chủ tịch, có nhiệm kỳ hai (2) năm,

(3)   Chủ tịch triệu tập họp Ban chấp hành. Nếu vắng Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực có thể thay thế. Cách thức tiến hành và thời hạn họp do Ban chấp hành đặt ra trong Quy chế họp hành nội bộ.

(4)   Nhiệm vu chính của Ban chấp hành gồm:

(a)  phối hợp và điều hành các hoạt động của Hội;

(b)  triệu tập Đại hội;

(d)  chuẩn bị, soạn thảo các tư liệu để Đại hội thông qua và báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trước Đại hội;

(e)  quyết định kết nạp Hội viên mới;

(f)  quyết định thành phần của Ban tư vấn;

(g)  giao nhiệm vụ cho từng ủy viên và tiến hành giám sát thực hiện.

(5)  Nhằm duy trì các hoạt động thường xuyên, Ban chấp hành thành lập Văn phòng Hội, tuyển chọn nhân viên hay cho nghỉ việc.

(6)  Khi họp, Ban chấp hành có thể ra nghị quyết, khi có trên một nửa thành viên tham gia. Theo thông lệ, các cuộc họp Ban chấp hành không công khai; Ngoài các thành viên Ban chấp hành, chỉ có các thành viên Ban kiểm tra hay Hội đồng tư vấn được phép tham gia.

(7)  Mọi quyết định của Ban chấp hành phải có được sự đồng ý của hơn một nửa số thành viên tham gia họp.

(8)  Cho đến Đại hội lần thứ nhất, Ban chấp hành lâm thời được Hội nghị thành lập Hội bầu ra làm thay chức năng Ban chấp hành, theo qui định Điều 6, mục 2, luật 83/1990 của Bộ luật ban hành về hội công dân.

(9)  Chức vụ ủy viên Ban chấp hành kết thúc khi:

(a)  không còn là Hội viên,

(b)  xin từ chức (từ ngày Ban chấp hành chính thức nhận được đơn xin từ chức),

(c)  hết nhiệm kỳ và đã có Ban chấp hành mới,

(d)  do Đại hội bãi miễn,

(10) Ban chấp hành có thể kết nạp ủy viên mới, chọn từ các thành viên của hội, thay thế ủy viên kết thúc chức năng theo các mục (a), (b) hoặc (e) của khoản (10).  Ủy viên mới có nhiệm kỳ cho đến Đại hội tiếp theo gần nhất.

ĐIỀ̀U IX.

ĐÒAN CHỦ TỊCH

(1)   Đòan chủ tịch gồm có Chủ tịch và các Phó chủ tịch của Hội;

(2)   Chủ tịch Hội : Ban chấp hành bầu ra Chủ tịch và có quyền bãi miễn Chủ tịch. Chủ tịch chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Ban chấp hành. Chủ tịch có các quyền và trách nhiệm sau :

(a)    Lãnh đạo và đại diện cho Hội;

(b)   Triệu tập họp Ban chấp hành, thông báo cho Ban chấp hành và tòan Hội về các vấn đề quan trọng của Hội;

(c)    Thay mặt Hội đàm phán, giao lưu và trao đổi với các tổ chức và các đối tác;

(d)   Chỉ định các Phó chủ tịch, ấn định trách nhiệm cho các các Phó chủ tịch;

(e)    Kiểm tra đôn đốc nhiệm vụ của các thanh viên Ban chấp hành;

(3)   Các Phó chủ tịch Hội được Chủ tịch Hội chỉ định và thi hành các trách nhiệm được Chủ tịch Hội ấn định;

(4)   Khi Chủ tịch vắng mặt, do bị ốm đau hay lý do khác, dẫn đến không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, Phó chủ tịch thường trực sẽ thay thế. Khi Chủ tịch và Phó chủ tịch thường trực vắng mặt, do bị ốm đau hay lý do khác, dẫn đến không thể hoàn hành nhiệm vụ được giao, Chủ tịch sẽ ủy quyền cho phó chủ tịch khác.

ĐIỀU X.

CHỨC NĂNG ĐẠI DIỆN

  1. Ban chấp hành đại diện cho Hội trong công tác đối ngoại. Đòan Chủ tịch thay mặt Ban Chấp hành trong những công việc đối ngọai quan trọng nhất.
  2. Các văn kiện quan trọng phải được Đòan chủ tịch thông qua trước khi ký kết. Người thay mặt Hội ký kết các văn kiện là :

a)      Chủ tịch, hoặc

b)      hai (2) Phó chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt, hoặc

c)      hai (2) ủy viên được Ban chấp hành ủy nhiệm khi Chủ tịch và các Phó chủ tịch vắng mặt.

  1. Các ký kết dưới danh nghĩa Hội đều có ghi rõ tên gọi của Hội và bên dưới là chữ ký và chức vụ của những người đại diện.

ĐIỀU XI.

BAN KIỂM TRA

(1)   Ban kiểm tra gồm có ba thành viên và là cơ quan kiểm tra duy nhất của Hội, trực tiếp chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đại hội. Ban kiểm tra bầu ra Trưởng ban. Trưởng Ban kiểm tra là ủy viên Ban chấp hành.

(2)   Ban kiểm tra giám sát tình hình tài chính, báo cáo kịp thời các thiếu xót và có đề xuất biện pháp khắc phục. Hàng năm phải tiến hành kiểm tra tối thiểu một lần.

(3)   Mỗi lần Đại hội, Ban kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị, báo cáo kết quả và tình hình công việc kiểm tra.

ĐIỀ̀U XII.

CHI HỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC ĐẠI DIỆN ĐỊA PHƯƠNG

  1. Mỗi tỉnh và Thủ đô (tiếp theo gọi là địa phương) của Cộng hòa Czech sẽ có một chi hội. Đứng đầu chi hội là chủ tịch chi hội. Chủ tịch chi hội do Đại hội chi hội địa phương bầu ra, đại diện cho các hội viên của địa phương. Chủ tịch chi hội đồng chỉ định Phó chủ tịch chi hội và Phó chủ tịch chi hội sẽ thay thế Chủ tịch chi hội khi Chủ tịch chi hội vắng mặt, do bị ốm đau hay lý do khác, dẫn đến không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chủ tích chi Hội là một đại biểu của Chi hội tham gia Đại hội. Cho đến Đại hội lần thứ nhất Chủ tịch Chi hội được Ban chấp hành chỉ định.
  2. Chủ tịch chi hội có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn Hội viên thực hiện các tiêu chí của Hội và đảm bảo trao đổi thông tin giữa các cơ quan của Hội và các Hội viên. Cách thức tổ chức nội bộ và quy định về chủ tịch chi hội được ghi rõ trong Quy chế tổ chức Hội.
  3. Họp chi hội là hình thức giao lưu không hình thức, giữa các Hội viên sinh sống tại cùng Địa phương, nhằm thực hiện các mục tiêu của Hội. Đặc biệt, các cuộc Họp chi hội phải:

a)      phục vụ mối quan hệ tương trợ qua lại giữa các Hội viên,

b)      cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động của Hội,

c)      tạo điều kiện gặo gỡ Hội viên, nhằm đảm bảo quyền lợi của từng thành viên trong Cộng đồng dân tộc thiểu số.

ĐIỀ̀U XIII

BAN TƯ VẤN

(1)  Ban tư vấn là cơ quan danh dự của Hội, các thành viên của ban là những người có uy tín cao trong cộng đồng, có thiện chí hợp tác và giúp đỡ Hội hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Chức năng của Ban tư vấn cũng của như từng thành viên của Ban tư vấn được Ban chấp hành định ra.

(2)  Các thành viên Ban tư vấn do Đại hội bầu ra, trên cơ sở Ban chấp hành đề cử, tự nguyện tham gia Ban tư vấn và hợp tác với Hội. Thành viên Ban tư vấn có thể là Hội viên, và có thể giữ bất kỳ chức vụ nào trong Hội. Đây là chức danh danh dự, nên không thể ứng cử, mà chỉ qua đề cử, chấm dứt khi bị chết, khi từ chức hoặc do Đại hội bãi miễn. Số lượng thành viên Ban tư vấn tối đa là bảy (7) người. Đại hội có thể bãi miễn thành viên Ban tư vấn theo đề nghị của Ban chấp hành và với các lý do cụ thể như:  gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của Hội, nhiều lẫn gây tổn hại nghiêm trọng cho Hội, một thời gian dài từ chối cộng tác không có lý do chính đáng.

(3)  Các thành viên của Ban tư vấn có thể tham dự các cuộc họp Ban chấp hành và có thể yêu cầu Ban chấp hành giải đáp những câu hỏi liên quan tới hoạt động của Hội.

ĐIỀ̀U XIV.

NGUYÊN TẮC TÀI CHÍNH

(1)   Nguồn tài chính của Hội có thể là động sản hay bất động sản.

(2)   Các nguồn tài chủ yếu gồm:

(a)                quà tặng và đóng góp của các cá nhân hay tổ chức khác;

(b)               lợi tức từ tài sản;

(c)                hội phí (nếu Đại hội quy định thu);

(d)               các nguồn thu khác được Đại hội thông qua.

(3)   Ban chấp hành chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của Hội.

(4)   Mọi thu chi phải tuân thủ ngân sách thu chi hàng năm, được Đại hội thông qua. Nếu Đại hội không được tiến hành, ngân sách do Ban chấp hành duyệt, dựa trên ý kiến của các chi hội địa phương.

ĐIỀ̀U XV.

GIẢI THỂ HỘI

(1)  Hội giải thể do :

(a)                tự nguyện hoặc sát nhập vào Hội khác, nếu Đại hội nhất trí;

(b)               theo quyết định của cơ quan chức năng của Nhà nước CH Czech;

(2)  Nếu Hội tự nguyện giải thể, Đại hội đồng thời quyết định các thức giải quyết thanh lý tài sản.

ĐIỀ̀U XVI.

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI

(1)    Hội sẽ đề ra Quy chế tổ chức và Quy chế họp hành nội bộ, quy định cơ cấu tổ chức tại địa phương và điều khoản về chủ tịch chi hội.

(2)        Hội có quyền kiến nghị đến các cơ quan Nhà nước, phù hợp với các mục tiêu đề ra.

(3)        Điều lệ này được soạn thảo và thông qua tại Hội nghị thành lập Hội ngày 09.3.2010.

Praha, ngày 9.3.2010

TM BAN CHẤP HÀNH HỘI

PHẠM CÔNG TÚ

CHỦ TỊCH

Napsat komentář

Vaše e-mailová adresa nebude zveřejněna. Vyžadované informace jsou označeny *