Nếu thiền định có vẻ quá khó, thì bạn chỉ cần tập trung vào việc hít thở.
Giữa thời buổi hỗn loạn này, nhiều người đã tìm đến các hoạt động khác nhau để giải tỏa căng thẳng. Trong số nhiều phương pháp hiện có, thiền định đã nổi lên như một lựa chọn phổ biến. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, sự phổ biến của thiền định đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.
Nhiều người muốn thiền định để có thể ngủ ngon hơn. Mặc dù nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể dễ dàng thực hành thiền định và chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, nhưng điều đó cũng không dễ thực hiện. Thực hành thiền định đòi hỏi sự kiên nhẫn. Ngay cả với các ứng dụng phổ biến như Insight Timer, Ten Percent Happier Meditation và Simple Habit (thường cung cấp thời gian dùng thử miễn phí), thiền định không phải lúc nào cũng là một phương pháp thực hành dễ tiếp cận.
Đối với những người vừa trải qua khoảng thời gian lo lắng, căng thẳng hoặc chịu đựng những cơn đau mãn tính kéo dài, thiền định có vẻ đầy hứa hẹn nhưng khi bắt tay vào thực hiện, họ lại gặp khó khăn.
Tuy nhiên vẫn còn một cách để tăng khả năng thiền định của bạn, đó là tập trung vào hơi thở.
Việc hít thở có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu dường như cao hơn cả là giảm căng thẳng và lo lắng, đồng thời giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ thư thái hơn.
Như vậy, hít thở là gì?
Bạn có thể coi hoạt động hít thở như một hình thức thiền định tích cực. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là thay đổi kiểu thở của bạn để cải thiện trạng thái tinh thần, cảm xúc và thể chất của bạn. Nhiều môn thực hành tâm linh đặt việc hít thở trở thành trọng tâm trong lãnh vực thiền định của họ. Hoạt động hít thở (còn được gọi là thở sâu hoặc bằng cơ hoành) đã được biết là giúp giảm đau, giảm căng thẳng và kéo dài thời gian và chất lượng của giấc ngủ.
Việc hít thở nhấn mạnh sự tập trung vào cơ thể của bạn. Do đó, nhiều người gặp khó khăn trong việc thiền định có thể thấy hơi thở hoạt động dễ dàng hơn, vì sự tập trung vào hơi thở không nhất thiết liên quan đến tâm trí quá bận rộn của họ.
Trong một buổi tập thở, sự chú ý của bạn tập trung vào độ dài của hít vào và thở ra và cách di chuyển của bụng. Sự tập trung này giúp bạn nhận thức rõ hơn về cảm giác của cơ thể. Khi được thực hiện đúng cách, hoạt động của hơi thở sẽ kích thích hệ thần kinh phó giao cảm của bạn.
Hoạt động bằng hơi thở có thể giúp bạn tắt hệ thống giao cảm — hệ thống “chiến đấu hoặc bỏ chạy” — và giúp hướng dẫn bạn vào hệ thống phó giao cảm yên tĩnh hơn, hệ thống “nghỉ ngơi và tiêu hóa”.
Bắt đầu với việc hít thở
Nếu bạn nghĩ rằng tập hít thở có thể phù hợp với mình, có rất nhiều nguồn về hướng dẫn tập thở — cả trực tuyến và gặp trực tiếp. Nếu bạn thích đi theo con đường trực tiếp, hãy tìm các cơ sở độc lập có uy tín và tổ chức các lớp học thông thường. Chỉ cần bạn xem xét kỹ lưỡng và bảo đảm rằng họ đủ điều kiện hợp pháp. Nhiều phòng khám và bệnh viện cũng kết hợp các kỹ thuật thư giãn bằng hơi thở.
Nếu bạn muốn tự mình thực tập, có rất nhiều nguồn cung cấp trên mạng. Sử dụng các chương trình luyện tập hơi thở trực tuyến có thể tạo ra những lợi ích tương tự như các lớp học trực tiếp hoặc các buổi học trực tiếp. Các ứng dụng, chẳng hạn như Headspace, Calm và Ten Percent Happier Meditation, có thể hỗ trợ rất nhiều cho các buổi thực tập một mình của bạn, nếu bạn quyết định đó là cách phù hợp nhất với mình.
Trước khi bạn bắt tay vào hành trình thực tập hít thở, hãy dành thời gian để suy ngẫm về thời lượng trung bình bạn muốn dành cho hoạt động này mỗi tuần và mỗi ngày. Thời lượng thường tùy thuộc vào lý do tại sao ngay từ đầu bạn muốn kết hợp việc hít thở vào cuộc sống của mình và loại hoạt động hít thở mà bạn thích thú nhất. Các buổi thực tập về hơi thở có thể ngắn khoảng hai phút hoặc dài nhất là vài giờ. Hai mươi phút là một cột mốc tốt để bắt đầu.
Việc thực hành hơi thở thực sự bao gồm việc hít thở sâu và đầy đặn, liên tục (không nghỉ.) Hơi thở sâu bằng bụng cho phép các kiểu thở bằng cơ hoành hoặc thở bụng kích thích dây thần kinh phế vị — dây thần kinh dài nhất trong cơ thể bạn. Dây thần kinh phế vị kết nối não của bạn với nhiều cơ quan quan trọng khắp cơ thể, chẳng hạn như ruột, tim và dạ dày. Sau một thời gian, cơ thể và tâm trí của bạn có thể đi vào trạng thái yên tĩnh hơn.
Các cách luyện hơi thở khác nhau
Vì việc luyện tập hít thở ngày càng trở nên phổ biến, nên việc tìm kiếm các kỹ thuật luyện hơi thở khác nhau cũng trở nên dễ dàng hơn.
Các kỹ thuật khác nhau có các đặc điểm và phương pháp khác nhau, chẳng hạn như sự khác nhau về độ dài của hơi thở, liệu chúng nên nhanh hơn hay chậm hơn và liệu chúng nên được thực hiện hoàn toàn qua miệng hoặc mũi (hoặc kết hợp cả hai). Một số kỹ thuật khuyên bạn nên nín thở và hít vào, sau đó nín thở và thở ra chậm hơn. Một số chỉ đề nghị bạn hít thở sâu và cảm nhận từng hơi thở.